Thực phẩm

Những món ăn mang hương vị Tết của người miền bắc

Tết là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm, là khoảng thời gian tuyệt vời khi mọi thành viên trong gia đình được đoàn tụ, quây quần bên mâm cơm và thưởng thức những món ăn đặc trưng. Những món ăn ngày tết miền bắc với nguyên liệu đơn giản nhưng tạo nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền bắc vào mỗi dịp tết đến xuân về.

Bánh chưng xanh

Bánh chưng xanh là món đặc trưng nhất trong những ngày tết cổ truyền của người dân miền bắc, có phần hơi giống bánh tét của người miền nam, bánh chưng có hình vuông, được làm từ những nguyên liệu là gạo nếp, thịt mỡ, đỗ xanh và lá dong.

Đây là món bánh có lịch sử lâu đời gắn liền với truyền thuyết chàng hoàng tử Lang Liêu tạo nên chiếc bánh với mong muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà tổ tiên.

Vào những ngày cận kề tết ở miền bắc, đi khắp nẻo đường đâu đâu cũng thấy nồi bánh chưng nghi ngút khói. Để làm được những  chiếc vuông vức, ngon, dẻo, mềm, thơm và màu xanh đẹp mắt đòi hỏi một quá trình từ khi gói bánh đến khi nấu bánh.

Thức xuyên đêm để canh nồi bánh chưng, thổi những giai điệu nhẹ nhàng của tiếng sáo 6 lỗ để xua tan cái không khi se lạnh, tĩnh mịch của đêm đông, ánh lửa bập bồng sửa ấm trái tim thổn thức chào đón một năm mới đến an lành. Tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng chỉ có ở cái tết miền bắc.

Thịt đông

Không giống như miền nam, miền bắc đón tết trong tiết trời se se lạnh. Chính vì vậy, thịt đông là món đặc trưng nhất chỉ có ở miền bắc. Thịt đông chủ yếu được làm từ thịt lợn nhưng ngon nhất vẫn là nấu thịt lợn chung với thịt ngan với các gia vị chính là mộc nhĩ và hạt tiêu.

Sau khi được ninh nhừ và để nguội, để ở góc bếp dưới cái lạnh của tết thì ngay ngày hôm sau đã có món thịt đông sóng sánh, lớp mỡ trắng trên bề mặt, miếng thịt ngon mềm mà không cần bỏ trong tủ lạnh. Miếng thịt đông man mát đầu lưỡi thường được ăn kèm với cơm nóng và củ hành chống ngán, thì thật đúng nghĩa tết bắc.

Dưa, hành muối

Những món ăn ngày tết thường rất cầu kỳ và chứa nhiều chất đạm, mỡ. Vì vậy, để chống ngán cho những ngày tết, dưa, hành muối là món ăn không thể thiếu được trong các mâm cơm ngày tết miền bắc.Vào những ngày giáp tết, dưa, hành được bày bán ở khắp nơi.

Cách làm món dưa, hành muối cũng không quá khó với nguyên liệu chính là những củ hành. Sau khi được rửa sạch, phơi khô, bỏ chung cùng nước muối trắng hòa và để trong vài ngày là có thể thưởng thức. Hành muối ăn kèm với bánh chưng, giò thủ, thịt đông thì quả thật là ngon tuyệt vời.

Gà luộc

Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày cuối năm. Thông thường, những con gà được chọn để dâng lên gia tiên là gà trống với ý nghĩa là biểu tượng cầu chúc một năm mới đến an lành, vạn sự như ý. Việc chọn gà cúng được người dân miền bắc rất coi trọng, chọn lựa kỹ càng, cẩn thận, đây cũng chính là dấu ấn đặc biệt tạo nên tết bắc.

Nem rán

Nem rán là món ăn phổ biến trong các mâm cỗ cúng. Nguyên liệu chính tạo nên món nem ngon là thịt nạc băm nhỏ, mộc nhĩ, miến, trứng, cà rốt… Sau khi được trộn đều với nhau và gói lại bằng lá nem một cách tròn trịa và chiên giòn trong dầu ăn.

Những món ăn mang hương vị Tết của người miền bắc

Món nem (hay còn gọi là chả) đạt yêu cầu là khi chín lớp vỏ màu vàng suộm, ăn giòn, nhân trong thơm và mềm. Đây là món ăn yêu thích trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình chứ không chỉ trong những ngày tết.

Những món ăn được chuẩn bị một cách cầu kỳ thường thấy ở người miền Bắc như: bánh chưng, giò, gà luộc, thịt đông, nem rán. Tất cả đã tạo nên cái tết rất riêng, thể hiện nét văn hóa độc đáo trong ẩm thực của người miền bắc khi chào đón năm mới.                                                                                                                                    

>> Xem thêm: 

Thủ tục ly hôn thuận tình được tòa giải quyết như thế nào?

Những cách sử dụng bếp từ sai lầm khiến tiền điện tăng cao

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button