Những điều cần biết về chứng mất trí nhớ tạm thời

Tình trạng quên lãng những sự kiện, sự việc, hay thậm chí là tên của các thành viên trong gia đình,…. là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên hoặc về già. Đó là chứng bệnh tự phát sinh hoặc do ảnh hưởng bởi tổn thương ở vùng não hoặc do hậu quả của chấn thương tâm lý, khiến cho bộ nhớ hoạt động không được lưu loát và nhanh nhạy như trước. Chứng mất trí nhớ tạm thời là một biểu hiện lâm sàng nhưng rất nhiều người chủ quan, do đó để lại các di chứng và bệnh về não rất nguy hiểm.
Phát hiện bệnh mất trí nhớ thông qua các biểu hiện nào ?
Khi mới chớm bệnh thì bệnh mất trí nhớ không được biểu hiện quá rõ rệt, do đó người bệnh thường chủ quan và không lưu tâm quá nhiều. Người mắc chứng mất trí nhớ tạm thời sẽ thường nhanh quên những sự kiện, sự việc vừa mới xảy ra.
Nếu như bạn đã từng đặt câu hỏi là “mình đang ở đây làm gì”, “mình định làm gì thế nhỉ” và quên bẵng đi việc mình đang dự định làm ngay sau đó thì rất có thể bạn đang mắc chứng mất trí nhớ tạm thời.
Tuy nhiên biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tạm thời không phải là mất nhận thức hay mất khả năng kiểm soát hành động và lời nói. Người mắc chứng này vẫn có đầy đủ khả năng nhận thức về mọi thứ xung quanh, chỉ đôi khi quên đi những việc mình cần làm hoặc quên những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian gần đây.
Bộ não của những người mắc bệnh mất trí nhớ tạm thời không thể nhớ ra được những sự kiện, sự việc mới xảy ra nhưng lại ghi nhớ rất rõ những sự kiện, sự việc xảy ra cách hiện tại mười mấy năm về trước. Chứng mất trí nhớ chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó bộ nhớ lại khôi phục về trạng thái bình thường.
Những nguyên nhân gây ra mất trí nhớ tạm thời
Ở những người trẻ, nguyên nhân chính gây ra bệnh mất trí nhớ tạm thời chính là do cơ thể và não bộ phải chịu căng thẳng, stress cường độ cao trong một thời gian dài. Khi phải chịu stress trong một thời gian dài, não bộ sẽ bị hoạt động quá tải và khó ghi nhớ, không tiếp nhận được những thông tin mới hoặc ghi nhớ không lâu, nhớ lẫn lộn. Khi đó, não bộ sẽ tiết ra nhiều hormones căng thẳng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất làm việc, học tập.
Khi gặp phải tình trạng stress căng thẳng quá lâu, nhiều người lựa chọn cách sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm, các loại thuốc này cũng gây ra những tác động không tốt đến trí não và khả năng ghi nhớ của não bộ.
Việc sử dụng các đồ công nghệ như điện thoại, máy tính, laptop với tần suất dày đặc, liên tục cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ tạm thời do trí não phải tiếp thu các kiến thức, thông tin loãng, dẫn đến quá tải và trì trệ.
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn bạn nạp vào cơ thể hàng ngày nếu chứa quá nhiều chất béo như mỡ động vật, đường sữa, lượng đường trong các loại hoa quả ngọt quá cao,…sẽ cung cấp một lượng lipid dồi dào nhưng lại không hề tốt cho não bộ. Lipid sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mạch máu não, tuần hoàn máu não không tốt cũng khiến cho trí nhớ sụt giảm nhanh chóng.
Bạn hoàn toàn có thể tự mình điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời tại nhà mà không cần tới bác sĩ bằng các bài tập yoga, thiền hàng ngày để giúp thư giãn trí não, nạp vào cơ thể nhiều rau xanh và hoa quả tốt cho sức khỏe, tránh làm việc quá sức và căng thẳng quá lâu.
Có thể bạn quan tâm
>>> Tụt lợi nguyên nhân triệu chứng và cách điều tri
>>> Những loại cây đuổi muỗi bạn nên trồng trong nhà
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Phục Não Khang đang được nhiều người sử dụng tin dung hiện nay để đặc trị bệnh teo não, và sa sút trí tuệ,…
Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng gửi về:
- Hộp thư điện tử: [email protected]
Địa chỉ: Số 148 Trần Vĩ, Mai Dich, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hoặc liên hệ SĐT: 0848165858 để được tư vấn Miễn Phí, và đặt lịch khám tại Đông Y Tuệ Khang Dương với giá ưu đãi nhất,…