BlogTin tức

Phát triển mô hình vườn ao chuồng khép kín, an toàn sinh học bền vững

Mô hình vườn ao chuồng khép kín vẫn luôn là lựa chọn tối ưu để phát triển kinh tế nông thôn. Người chăn nuôi có thể tận dụng đất rộng rãi, đa dạng vật nuôi, cây trồng tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng miền. Tuy nhiên, mục tiêu của giai đoạn này còn là hướng đến an toàn sinh học bền vững; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới công nghệ cao. 

Phát triển mô hình VAC trên cơ sở khoa học, công nghệ, sáng chế 

Người chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm truyền thống kết hợp với các yếu tố hiện đại, cơ sở khoa học, công nghệ, sáng chế… Mục đích để nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi; chất lượng nguồn thương phẩm cung cấp ra thị trường. Tìm kiếm và ngày càng mở rộng thị trường đầu ra cho thương phẩm của mình. 

Khoa học kỹ thuật áp dụng trong mô hình VAC

Đó là kỹ thuật thâm canh, canh tác cây trồng cho năng suất cao. Nghiên cứu ứng dụng nhiều giống cây mới, thích nghi tốt để đạt năng suất ấn tượng. Kỹ thuật chăn nuôi khoa học, bài bản, có tài liệu hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia trong ngành. Đặc biệt là hướng dẫn phòng – trị bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi thủy sản. Giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại do tác động khách quan. 

Nghiên cứu từ viện vi sinh cho ra nhiều sản phẩm sinh thái khác nhau cho cây trồng, vật nuôi. Từ đó, tăng sức khỏe, sức đề kháng cho chúng. Khuyến khích tái sử dụng nguyên liệu, phụ phẩm trong chăn nuôi để tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí. Giảm và dần dần sẽ tiến tới nói không với chất kích thích tăng trọng, chất cấm. Cung cấp thương phẩm sạch ra thị trường. 

Phát triển mô hình VAC phải song song với bảo vệ môi trường. Đó mới là phát triển kinh tế bền vững. 


Phụ phẩm thải ra từ trồng trọt (thân cây ngô, lá mía, thân lá cây sắn, lá chuối, thân chuối, thân đậu lạc… ) sau khi thu hoạch có thể tận dụng để ủ làm phân bón vi sinh. Hoặc làm thức ăn cho vật nuôi trong chuồng. 

Chất thải từ chăn nuôi (phân lợn, phân bò, phân gà, phân vịt… ) phải qua khâu xử lý, tách nước. Không để tình trạng phải thải bừa bãi làm ảnh hưởng môi trường. Ngoài phương pháp xây hầm biogas tận dụng nhiên liệu làm khí đốt, hiện nay còn có kỹ thuật ép phân tách nước, làm viên phân, ủ phân hoại mục… cũng được nghiên cứu, đưa ra quy trình và khuyến khích áp dụng. 

Công nghệ, chế tạo áp dụng trong mô hình VAC

Sáng chế, chế tạo là một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới công nghệ cao. Những thiết bị máy móc hữu ích được nghiên cứu để ứng dụng trong quá trình trồng trọt, xử lý đất, gieo hạt, tưới tiêu, thu hoạch. Về mảng chăn nuôi cũng không thể thiếu các loại máy móc xử lý khâu chế biến thức ăn chăn nuôi, dọn dẹp chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi….

Cơ giới hóa phải gắn liền với các mô hình VAC bền vững. Vì nó giúp giảm công sức, nhân công, tiết kiệm thời gian; cho thu hoạch năng suất cao hơn, chất lượng ổn định hơn, thay thế sức lao động của con người trong quá trình phát triển kinh tế.

Song hành với các trang trại trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm thủy, hải sản, không ít sáng chế mới mẻ đã được nông dân thực hiện. Đồng thời, có không ít xưởng sản xuất, chế tạo đã phát huy vai trò của mình. Trong đó phải kể đến Xưởng cơ khí 3A của công ty CPĐT Tuấn Tú. Nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu và xưởng máy của mình đã nghiên cứu, chế tạo nhiều thiết bị máy móc phục vụ người dân. Bên cạnh đó, còn nhận chế tạo theo yêu cầu, chế tạo hàng loạt phục vụ cơ giới hóa cho các vùng nông thôn. 

Rất nhiều thiết bị của Hãng 3A đã có sức chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ như: Máy gieo hạt, Máy băm nghiền đa năng, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy ép cám viên giá rẻ, máy chế biến gỗ, dây chuyền ép viên phân, máy tách nước ép phân… 


Có sự hỗ trợ của một chuỗi dây chuyền máy móc thiết bị, các mô hình vườn ao chuồng khép kín sẽ phát huy hiệu quả, hướng đến chăn nuôi an toàn, bền vững. Bà con sẽ không phải phụ thuộc vào biến động của thị trường. Cho ra các sản phẩm chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button