Sức khỏe

Đặc điểm tâm lý người già và những điều cần biết

Khi cuộc sống thay đổi, con người ở mỗi độ tuổi khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau về sinh học, tâm lý. Người già sẽ có những thay đổi nhất định và hoàn toàn khác so với người trẻ tuổi.Cùng với các bệnh mãn tính, tâm lý người già sẽ có nhiều bất ổn và rối loạn diễn ra trong giai đoạn này.

Hình thức rối loạn tâm lý thường gặp nhất là lo âu, trầm cảm…Số lượng người cao tuổi tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017. Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên khoảng 18%. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là rất cao, lên tới 40%. Để tìm hiểu thêm, dưới đây là đặc điểm tâm lý người già và những điều cần biết.

1. Thường hoài niệm quá khứ

Các cụ thường sống với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó, họ nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn trở về với quá khứ, thích sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp.  Cũng bởi vì điều này mà giới trẻ thường cho rằng ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.Đặc điểm tâm lý người già và những điều cần biết

2. Người cao tuổi dễ stress hơn

Bên cạnh đó, tâm lý người già thường hụt hẫng sau khi về hưu đưa người cao tuổi đối mặt với những stress và cảm giác vô dụng, dư thừa trong gia đình và  xã hội. Họ nghĩ rằng  mình không còn vai trò hữu ích như trước, không ai cần đến mình nữa. Đôi lúc, các cụ trở nên khó tính, bảo thủ, cố chấp, áp lực và gánh nặng của quá khứ đè nặng trong suy nghĩ của các cụ.

3. Sức khỏe suy giảm

Sự suy giảm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi về tính cách trong tâm lý người già. Tình trạng cảm xúc của người cao tuổi có nhiều thay đổi. Họ thường dễ xúc động dù chỉ là nguyên nhân nhỏ nhặt, đồng thời cũng bàng quang, cứng nhắc và đa nghi, ít quan tâm đến người khác vì mãi chú ý  quá mức đến sức khỏe và những nhu cầu của bản thân. Điều này đã khiến giới trẻ chúng ta có những cách nhìn không thiện cảm với người cao tuổi. Song nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của các cụ, biết nhìn nhận vấn đề một cách có chiều sâu thì chắc chắn sẽ biết cảm thông và chấp nhận những nét tính cách này. Bởi lẽ trên thực tế vẫn có nhiều người cao tuổi sống khoan dung, độ lượng, có tình yêu bao la với cuộc sống, với con cháu… Với một suy nghĩ lạc quan và tư duy hợp lí rằng, rồi cũng đến lúc giới trẻ chúng ta sẽ giống như người cao tuổi, cũng cần được thế hệ sau cảm thông, chấp nhận..thì ắt hẳn chúng ta sẽ đồng cảm và ứng xử tốt hơn với những đặc điểm tâm lý người già. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng làm được điều này, có được suy nghĩ tích cực này. Hơn ai hết, những người thân trong gia đình cần hiểu rõ và biết chấp nhận, cảm thông với những đặc điểm tâm lý người già trong gia đình mình.

Bạn có thể xem thêm những bài viết dưới đây:

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button